Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Hình đua thuyền trên sông Bạch Đằng- Bình Dương.




 Dọn dẹp lục bình.










Con thuyền, chiếc ghe đã gắn bó với sinh hoạt, đời sống và lễ hội của người Việt Nam từ bao đời nay. Trên khắp cả nước, hình như ở tỉnh nào có con sông đi qua là ở đó có lễ hội đua thuyền ( ghe).

Lễ hội đền Quả ở Đô Lương, Nghệ An có đua thuyền rồng.
Ở Đồng Hới (Quảng Bình) có lễ hội đặc biệt với thuyền rồng đua với thuyền phượng trên 1 đường đua dài tới 20 km.
Hải lăng ( Quảng Trị) cũng có lễ hội đua thuyền được khắp nơi biết đến.
Làng Đăm (xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội) hàng năm có lễ hội đua thuyền trên sông Nhuệ.

Ở miền trung Đà Nẵng có lễ hội đua thuyền rằm tháng giêng, lễ hội đua thuyền trên sông Trà Bồng ( Quảng Ngãi)...
Các tỉnh miền tây có lễ hội đua ghe Ngo của người Khơ- Me nhân ngày lễ Óoc-Om-Bóc ( lễ Cúng Trăng  ).

Ở Bình Dương cũng vậy, không biết có từ khi nào, nhưng  từ hơn 30 năm nay, lễ hội đua thuyền vào dịp 30 tháng 4 đã trở thành lễ hội truyền thống của tỉnh.

Nhớ một ngày gần 30 năm về trước, lúc lễ hội đua thuyền đang hào hứng thì chiếc cầu cũ kỹ của nhà thủy tạ, vì không chịu nổi sức nặng của hàng trăm người nên gãy làm đôi, hất hơn trăm người xuống sông, Lạ kỳ là không một ai chết hay bị thương nặng.
Bến Bạch Đằng ngang qua chợ Bình Dương hồi đó, năm nào cũng có người chết đuối và một vài người chết ở nơi khác trôi về. Mấy ông bà già nói rằng hình như có một lời nguyền nào đó từ xưa lắm rồi....

Năm tôi học cấp 2, có anh Quân trong đội tuyển bơi lội của tỉnh, bơi rất giỏi, anh có thể bơi liên tục hàng giờ mà không cần vô bờ. Vậy mà không hiểu sao anh vẫn bị chết, có lẽ anh bị vọp bẻ. Người ta vớt anh lên, đặt lên cái giường rồi phủ tắm drap trắng, khi người nhà của anh tới thì máu từ mũi anh trào ra đỏ hết tấm drap.

Hồi tôi 8-9 tuổi, cũng theo bạn ra sông Bạch Đằng tắm chỗ 2 chiếc tàu sắt, có người thấy chạy về kêu ông ngoại tôi ra, vậy là bị đòn quá xá. Ông ngoại tôi nói dưới sông có con ma da chuyên bắt người, mà tôi lúc đó thì sợ ma lắm....

Năm tôi học lớp 11, anh Nho ở ngay sau trường cũng bị chết đuối, quan tài để ở ngoài sân, che bạt. Tôi còn nhớ dưới hình anh có chữ "Cầu cho linh hồn Paul" vì anh  đạo Chúa.
Rồi anh Bé Tư (  Vũ) hàng xóm của tôi, vì giận người yêu mà nhảy xuống sông, không mò được xác. Ba ngày sau, dự kiến anh sẽ nổi lên trong đêm, cậu Tâm là chú của anh huy động bạn thuyền chở bạn bè anh đi tìm, suốt đoạn sông 7-8 cây số, xuống tới Bình Nhâm. Tìm tới gần sáng vẫn không thấy, cậu Tâm mới đốt nhang khấn " Bé Tư ơi mày có linh thì...." , chợt nghe bạn anh la hoảng, anh nổi lên ngay cạnh thuyền, trong tư thế nằm ngửa, mắt mở trao tráo, lạ kỳ, vì " thằng chổng" đàn ông luôn luôn nằm sấp....

Hơn 10 năm nay, không biết lòi nguyền xưa còn linh nghiệm hay không, mà dân thị xã hầu như không còn ai bị chết đuối, còn người chết nơi khác dạt vô cũng hiếm thấy.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Hình xưa thị trấn An Lộc - Bình Long

 Người lính VNCH đang cầu nguyện dưới chân tượng Chúa Kito Vua.  

Hình xưa thị trấn An Lộc - Bình Long

Không ảnh An Lộc trước tháng 4-1972, khi cuộc sống còn yên bình



Lính Mỹ nằm ngủ cạnh QL 13 gần An Lộc

Con nít đùa nghịch trên xe tăng T54 Việt Cộng 4-10-1973


Chợ cũ An Lộc 1960

Quốc Lộ 13 từ Sài Gòn đi An Lộc, thập niên 1960

Quốc Lộ 13 tới Sài Gòn 1960

Quốc Lộ 13 1969

QL 13 năm 1960
Tượng đài Chiến sĩ đối diện sân vận động Nguyễn Huệ, An Lộc 1972
Tư dinh Tỉnh trưởng Bình Long




Trẻ em Bình Long 1967

Trụ sở MACV An Lộc



Tịnh xá Ngọc Long An Lộc

Tịnh xá Ngọc Bình An Lộc – 1969











An Lộc

An Lộ

An Lộc

Thả dù tiếp tế cho An Lộc 1972

An Lộc

An Lộc

An Lộc

An Lộc

Sân vận động Nguyễn Huệ là địa điểm thả dù tiếp tế cho binh sĩ bảo vệ An Lộc trong cuộc chiến Thắng 4-1972. (Góc trái hình)

Trực thăng vào An Lộc 1972

An Lộc

An Lộc

An Lộc

An Lộc

An Lộc nhìn từ hướng Nam

An Lộc

Xe tăng T54 VC 1972


Tem kỷ niệm Bình Long Anh Dũng (1972)


tượng Chúa bây giờ

Tank T54 VC trên đường phố An Lộc

An Lộc

An Lộc

Bên trong thị xã An Lộc, 1972

An Lộc

Nhìn về phía đồi Đong Long 1972

Không ảnh An Lộc nhìn từ phía trên đồn điền Xa Cam

Không ảnh An Lộc trong trận chiến thắng 4-1972

đường vào Quan Loi

Đây là nghĩa trang của các chiến sĩ Biệt Cách Dù từ trần tại An Lộc được đồng đội và đồng bào xây dựng tạm cạnh bên Chợ Mới An Lộc sau cuộc chiến 1972.





tem

Phòng trồng răng Cẩm Thành gần bên tiệm nữ trang, Chợ Cũ An Lộc 1971

Đi đón dâu ở xóm ga xe lửa, đường vào Nhà thờ cũ của An Lộc

Nhà thờ Bình Long khánh thành tạm sau 1972

T-54 gần tượng đài Ky Tô Vua

Tượng đài Ky-Tô Vua cuối Đại lộ Hoàng Hôn sau 1972

Chợ Cũ An Lộc cuối thập niên 1960, nhìn từ đầu dốc Quản Lợi

Dốc Quản Lợi, Chợ Cũ An Lộc

Trung Học Bình Long trong cuộc chiến mùa hè 1972, 1/3 dãy phòng học và văn phòng THBL phía bên phải đã bị sập mất.

Đầu dốc Quản Lợi, Chợ Cũ An Lộc – Mùa Hè 72

A-37 thả bom tại An Lộc, 1972
Trực thăng đổ quân Dù tăng viện cho An Lộc, đồng thời vội vã tải thương binh ra khỏi mặt trận. Trực thăng không thể đáp xuống vì phải cất cánh ngay nhằm tránh hoả lực của địch.

Máy bay thám thính đánh dấu các mục tiêu oanh tạc tại An Lộc bằng trái khói. Hình chụp từ máy ảnh gắn trên đuôi máy bay.

1970 – An Lộc 40 năm trước đây

Trường Tiểu học Thượng An Lộc – Hớn Quản 1921- 1935

Không ảnh An Lộc trước tháng 4-1972, khi cuộc sống còn yên bình

An Lộc – giờ tan trường 1972